Trong các thiết kế nhà, đặc biệt là các mẫu thiết kế nhà ống đều có hành lang dẫn tới các phòng. Khu vực hành lang có ý nghĩa trong việc lưu thông khí tới các căn phòng trong ngôi nhà. Chính vì thế, thiết kế hành lang không đơn thuần là một lối đi mà còn phải là một hành lang theo phong thủy giúp các mẫu biệt thự đẹp, nhà ống lưu thông khí trơn tru, từ đó làm nhà ở êm ấm, ổn định và phát triển hơn.
1. Lựa chọn hướng hành lang theo phong thủy
Hành lang nằm ở hướng Nam, Tây Nam, Đông, Đông Nam sẽ có tác dụng thông gió tốt cũng như tránh được ánh nắng. Về mặt phong thủy, hành lang ở những hướng này được xem là mang lại may mắn cho gia chủ, ngoài các hướng đó, những hướng còn lại đều không phù hợp.
Lối đi trong nhà nên để bên trái hay phải? Việc bố trí lối đi bên trái hay bên phải không quá ảnh hưởng đến phong thủy, vị trí chủ yếu phụ thuộc vào vị trí cửa ra vào. Tuy nhiên, đặt bên trái được đánh giá cao hơn vì nguồn khí vào nhà thường di chuyển hướng ngược kim đồng hồ. Đặt hành lang bên trái sẽ là khởi đầu của luồng khí, giúp lưu thông tốt hơn.
2. Lưu ý đặt hành lang theo phong thủy trong thiết kế nhà
Trong thiết kế hành lang theo phong thủy, xấu nhát là kiểu hành lang chia đôi căn phòng. Trong trường hợp hành lang là đường đi lại trong nhà thì cần lưu ý để nó khong quá 2/3 độ dài của căn phòng. Việc dùng hành lang giữa sẽ áp dụng với các trường hợp lỗi đi trên các tầng lầu, các khu cực phòng cho thuê và phải luôn thiết kế những chỗ rẽ hay những khoảng trống để tránh hiện tượng gió hút qua khe hẹp (sơn xuyên).
Muốn có nhưng thiết kế nhà đẹp cần lưu ý thiết kế hành lang không được quá âm u. Hành lang nên được chiếu sáng thường xuyên. Nếu không thể trổ cửa sổ hay cửa hứng sáng cho khu cực hành lang thì phải bật đèn 24/4. Khu vực nà thiếu ánh sáng sẽ gây ra nhiều bất tiện như khó khăn trong đi lại, và hơn thế là ảnh hưởng tới vận khí của cả gia đình bạn.
Đối với các khu cực hành lang, nếu sử dụng ánh sáng điện thì tuyệt đối KHÔNG nên dùng ánh sáng màu tím, xanh lam, xanh lá cây vì chúng sẽ tác động tới thị giác khiến người nhìn hoa mắt, chóng mặt, thậm chí lâu dài có thể gây ra tâm tình bất an. Bởi vậy, tốt nhất bạn nên dùng đèn có ánh sáng vàng hoặc trắng.
Khu vực hành lang kiêng kị nhất là có xà ngang nhà. Nếu không thể tránh được điều này trong thiết kế, bạn có thể lắp trần giả bằng thạch cao, gỗ hay nhựa để hóa giải. Xà ngang đi qua hành lang khiến cho người sống trong nhà có cảm giác bị chế ngự, áp bức, ảnh hưởng tới sức khỏe và tài vận của những thành viên trong gia đình.
Với nhiều gia đình, khu vực hành lang được làm trần giả để tận dụng đựng đồ. Nếu bạn đựng quần áo hay chăn màn thì không sao, nhưng nếu vô tình để nhọn thì khả năng sẽ gây ra những điều không may mắn trong gia đình là rất cao.
Bên cạnh đó, khi thiết kế hành lang cũng nên chú ý tới hình dáng của nó. Không thiết kế hành lang dạng chữ “hồi” có nghĩa là không để 2 điểm đầu và điểm cuối của hành lang trùng hay gần nhau. Theo phong thủy nhà ở, điều này là điềm xấu, gây tổn hại tới con đường làm ăn, sự nghiệp của chủ nhà. Dễ bị kẻ khác kìm kẹp, không bứt phá lên được để tiến thân. Nếu gia chủ làm ăn, kinh doanh mà nhà ở có hành lang hình chữ “hồi” sẽ bị rơi vào cảnh làm ăn không có lãi, dễ phá sản hoặc bị kẻ khác cướp khách.
Hành lang có vai trò dẫn khi do đó cần đảm bảo nó có thể đưa khí tốt và phân bổ đều khắp cho toàn bộ ngôi nhà. Bạn nên cân đối hành lang với những khoảng trống trong thiết kế nhà của mình như giếng trời, sảnh chung… tránh để hành lang cứ là một đường thẳng tuột, đâm xiên vào nhà hay đâm thẳng vào một phòng riêng nào đó và trở thành một hành lang cụt.
Tại cuối hành lang và những chỗ rẽ, nên bố trí gương để phán chiếu tầm nhìn, khiến cho cầu thang trông có chiều sâu hơn. Trong phong thủy, đặt gương ở vị trí này sẽ giúp kích hoạt các doành khí. Nếu không muốn đặt gương, bạn có thể thay thế bằng một chậu cây hay một chiếc ghế ngồi để nghỉ chân giúp cho hành lang chuyển tiếp dòng khí tốt hơn.
Rõ ràng việc thiết kế một hành lang uốn lượn mềm mại ở trong nhà là rất khó, vì thế, điều bạn cần kiêng kị nhất khi thiết kế hành lang cho nhà ở là tránh hành lang bị kẹp giữa hai bức vách dài hun hút.
3. Các vật trang trí lối đi trong nhà
Cách bố trí lối đi trong nhà cần chú ý không nên quá xuyên suốt cửa ra vào các phòng vì các trường khí tốt dễ thất thoát ra ngoài, khó để tụ được vượng khí trong nhà.
Khi trang trí lối đi trong nhà theo phong thủy nên theo nguyên tắc “hạ thực, thượng không”. Nhiều gia đình thường bố trí các đồ nội thất trang trí ở các lối đi hành lang trong nhà như tủ kệ, giá sách,… Hãy để những đồ nội thất này sát với nền nhà càng tốt để giữ khí, bên trên chừa khoảng trống thoáng để ánh sáng được chiếu sáng tổng thể và trao đổi trường khí, thúc đẩy tài vận.
Vật ngăn cách lối đi cao khoảng 2m, nếu thấp quá sẽ không chiêu tài được khí còn cao quá có thể ngăn khí vào nhà. Ngoài ra, trang trí tường lối đi trong nhà nên bằng phẳng, không nên gồ ghề, ốp đá sỏi, có thể khiến gia vận gặp trắc trở, khó thuận lợi.
Hành lang nên đảm bảo lưu chuyển khí tốt trong nhà, vì vậy, có thể kết nối hành lang với những khoảng trống như sảnh chung, giếng trời,… không đâm thẳng vào phòng riêng nào hay bị cụt.
Cuối đoạn rẽ của hành lang có thể thêm gương để phản chiếu tầm nhìn, hoặc để chậu cây, ghế ngồi.
4. Chú ý khi lắp la phông ở lối đi
La phông lối đi trong nhà theo phong thủy không nên quá thấp tạo cảm giác ức chế cho các thành viên trong nhà, việc này tượng trưng cho sự áp bức, tranh chấp, không cát tường. La phông thiết kế cao một chút để khí dễ lưu thông, tăng tài vận, nhưng cũng đừng quá cao gây mất cân đối, tạo cảm giác chông chênh.
5. Các vật liệu khi thiết kế lối đi
Chất liệu để thiết kế hành lang lối đi có thể là gạch láng hoặc kính, nội thất đặt ở đây là tủ trang trí hoặc bình phong, mặt sàn không bị nghiêng lệch.
6. Nguyên tắc về kích thước khi thiết kế hành lang
– Chiều rộng: Chiều rộng thông thường của hành lang khoảng 1 m, rộng nhất cũng không vượt quá l,3 m. Hành lang quá rộng và quá hẹp đều không tốt.
– Chiều dài: Chiều dài của hành lang thông thường không vượt quá 2/3 chiều dài của ngôi nhà. Nếu hành lang chạy suốt tới cuối nhà, tức chia ngôi nhà thành hai nửa không gian, đó chính là dấu hiệu gia đình rạn nứt. Cách cứu chữa là kê tủ đựng đồ ở cuối hành lang để rút ngắn chiều dài của hành lang từ 2/3 chiều dài của ngôi nhà trở lại.
– Cuối hành lang không được đối diện với nhà vệ sinh, để tránh khí uế từ nhà vệ sinh bay ra làm ô nhiễm bầu không khí trong nhà.
Ngày nay, trong các mẫu biệt thự hiện đại người ta thường biến hành lang thành các khu vực để đồ hay tạo các góc ấn tượng trong ngôi nhà, biến hành lang thành một không gian sống động, tự sinh khí, rực rỡ chứ không còn là khôn gian tắc khí nữa.
Phong thủy nhà ở trong ngôi nhà rất quan trọng, do đó, dù chỉ là một góc nhỏ nhưng bạn cũng nên để tâm tới. Hành lang theo phong thủy không quá khó khăn. Nhưng nếu không biết cách sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới tài vận và cuộc sống trong gia đình. Chúc các bạn có được những ngôi nhà ưng ý, hợp phong thủy, đẹp cả về thẩm mỹ lẫn sinh khí, phong thủy!