Cách tính gạch xây nhà đơn giản, hiệu quả: 1m2 cần bao nhiêu gạch?

27/09/2021

Trong xây dựng, một công trình hoàn hảo đến từ vẻ đẹp bên ngoài kết hợp với sự đảm bảo được độ an toàn, vững trãi từ bên trong. Dù công trình lớn hay nhỏ, bên cạnh yêu cầu về chất lượng của vật liệu xây dựng, bạn còn phải có cho mình kiến thức để biết tính toán số lượng sao cho hợp lý. 

Việc tính toán kỹ lưỡng số gạch sẽ được sử dụng cho công trình, giúp bạn có được bản dự toán chính xác mức kinh phí đầu tư cho việc xây dựng ngôi nhà. Vậy làm sao bạn có thể biết 1 mét vuông dùng bao nhiêu gạch? Với kinh nghiệm trong nghề có được, Luxury Castle muốn chia sẻ cách tính gạch xây nhà đến bạn đọc một cách chính xác nhất. 

1-can-bao-nhieu-vien-gach

1. Gạch xây nhà gồm các loại nào?

1.1 Gạch nung (hay còn gọi là gạch đỏ truyền thống)

• Cấu tạo: Được sản xuất ở nhiệt độ cao với nguyên liệu từ đất sét nung, sau đó đem phơi khô để được những viên gạch màu đỏ tự nhiên - cứng và chắc chắn.
• Đặc điểm: Với ưu điểm nổi bật với giá thành rẻ, có độ bền cao nên gạch nung được sử dụng rộng rãi. Nhưng bên cạnh đó, vật liệu này cũng có những nhược điểm nhất định như: rất dễ vỡ, độ chịu lực thấp và khả năng hao hụt cao trong quá trình vận chuyển, độ hút ẩm từ 14 – 18%.
• Kích thước: Trường hợp nếu phân loại theo số lượng lỗ:
- Gạch nung 2 lỗ kích thước là : 220 x 105 x 60 mm
- Gạch nung 4 lỗ kích thước là : 80x 80x 180mm, 
- Gạch 3 lỗ: 220 x 105 x 60mm
- Gạch 6 lỗ: 220x105x150mm, 210 x 100 x 150mm
• Độ bền: Sẽ có độ bền khác nhau với mỗi loại gạch. Độ bền gạch lỗ được tính dao động từ 35 - 55 mpa, gạch đặc khoảng 50 - 75 mpa.
• Chi phí: Giá gạch lỗ dao động trong khoảng từ 60.000 - 70.000 đồng/ m2, còn đối với gạch đặc từ 100.000 - 110.000 đồng/m2.
• Trọng lượng: Gạch rỗng dơi vào khoảng là 954 kg/m3, gạch đặc trọng lượng khoảng là 1500kg/m3. 

gach-dat-nung-gach-truyen-thong1

1.2 Gạch tàu

• Cấu tạo: Là một loại gạch đất nung có màu đỏ nâu, nung ở nhiệt độ cao cũng giống như  gạch đất nung truyền thống.
• Đặc điểm: Với giá thành rẻ, kết hợp khả năng hút ẩm tốt, độ thẩm mỹ cao nhưng bên cạnh đó khả năng chịu lực tương đối thấp, dễ bị vỡ khi bị đè bởi tải trọng quá lớn, dễ bị bạc màu, bám rêu theo thời gian.
• Các loại gạch tàu – trọng lượng - kích thước
- Gạch tàu BT- trọng lượng 3,8 kg - kích thước (300 x 340 x 18 mm) 
- Gạch tàu lá dừa - trọng lượng 3,5kg – kích thước (300 x 300 x 20 mm) .
- Gạch tàu trơn trọng lượng 3,35 kg – kích thước (300 x 300 x 20 mm) .
- Gạch tàu lục giác - trọng lượng 1,35kg - (200 x 200 x 20 mm) .
- Gạch tàu nút - trọng lượng 1,35kg - (300 x 300 x 20 mm) .

1.3 Gạch không nung (hay còn gọi là gạch block)

• Cấu tạo: Đây là loại gạch được làm từ chất liệu xi măng, nguyên công định hình thì sau đó tự đóng rắn, và đạt được các chỉ số về cơ học như cường độ uốn, nén, độ hút nước… mà không cần cho qua nhiệt độ. Vì vậy màu của gạch block là màu xám của xi măng, đá bui.- Gạch block gồm có: Gạch bê tông nhẹ, Gạch xi măng cốt liệu, Gạch papanh, Gạch ống, Gạch bê tông thủ công, Gạch polymer hóa.
• Đặc điểm: Có cường độ chịu nén của gạch đặc đạt khoảng từ 130-150kg/cm2, độ chịu nhiệt 1000 độ C và độ hút ẩm 8 – 10%.
• Kích thước: Thông dụng là 600 x(80/100/150/200) x 150 mm.
• Phân loại:
- Gạch block bê tông: bê tông rỗng và bê tông đặc.
- Gạch block tự chèn: đa dạng về mẫu mã, chủng loại và màu sắc khác nhau.
• Độ bền: dao động từ 50 - 200 mpa, gạch bê tông đặc từ 70 - 200 mpa và gạch tự chèn khoảng 100 - 250 mpa.
• Chi phí: Giá dao động trong khoảng từ 65.000 - 110.000 đồng/ m2 và gạch đặc từ 60.000 - 70.000 đồng/ m2
• Trọng lượng: Nằng từ 1100 - 1600 kg/m3, gạch bê tông đặc là 2000kg/m3 và gạch tự chèn có trọng lượng là 1900kg/m2. 

gach-block1

2. Xây 1m2 tường cần bao nhiêu viên gạch?

Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều loại gạch có hình dáng và kích thước khác nhau. Vì vậy, trước khi quyết định mua, bạn cần xác định được chính xác loại gạch mình muốn mua, để từ đó có thể tính toán được số gạch cần dùng. Một số cách tính dưới đây các bạn đọc có thể tham khảo:

2.1 Cách tính gạch 200 hay 220

• Để có thể tính được số lượng gạch sẽ sử dụng, chúng ta coi đó như là một thể chắc chắn ví dụ như tường xây có:
- Chiều cao là 1 mét
- Độ dày là 0,2 mét
- Chiều dài được tính là L = 1/(0,2*1) = 5 mét   
=> Số lớp có thể xây với chiều cao 1m là: n = 1/(0,05 + 0,12) = 16,13 lớp (~ 16 lớp)
• Theo phương pháp 4 dọc 1 ngang trong xây tường thì:
- Số viên gạch có trong 1 lớp ngang sẽ là : a = (L/(0,085+0,01))*2 = (5/0,095*2) =52,632 viên (~53 viên)
- Số viên gạch dùng trong lớp dọc: b=(L/(0,185+0,01))*2=(5/0,195)*2=51,28 viên (~51 viên)   
=> Khi đó, ta tính được số gạch dùng trong 1m3 xây tường là: N = (n/5) * (1*a+4*b) = (16,13/5) *(1 * 52,632 + 4 * 51,28) = 832 viên   
=> Khi đó thể tích gạch có trong 1m3 tường 200 là: Mg = 832 * 0,05 * 0,085 * 0,185 = 0,65416 m3     
Thể tích vữa được tính bằng công thức: Mv = 1 – Mg = 0,34584 m3 

2.2 Cách tính gạch ống (2 lỗ, 6 lỗ)

- Kích thước của gạch ống 2 lỗ cho là : 5.5 x 9.5 x 20 cm
- Kích thước của gạch ống 6 lỗ cho là : 2.1 x 10 x 150 cm
- Độ dày mạch tính là : 1cm
* Đối với gạch 2 lỗ ta có : 
- Diện tích 1 viên gạch tính được sau khi xây xong là 6.5 x 10.5 x 21 cm
- Tiết diện của gạch là : S= 0.065 x 0.21 = 0.01365
=> Ta có 1m2 tường sử dụng : 1/S = 1/0101365 = 73.2 viên (~74 viên)
Như vậy, ta có thể kết luận 1m2 tường sử dụng 74 viên gạch ống 2 lỗ. Trong trường hợp tính số gạch dụng với xây tường 220 thì sẽ tăng lên gấp đôi số gạch.
*Gạch 6 lỗ thì có:
- Diện tích 1 viên gạch tính được sau khi xây xong là 3.1 x 11 x 16cm
- Tiết diện của gạch là : S= 0.031 x 0.16 = 0.00496=> 1m2 tường sử dụng : 1/S = 1/0.00496 = 201.6 viên (~202 viên)
Như vậy, 1m2 tường sử dụng 202 viên gạch ống 6 lỗ. Trong trường hợp tính số gạch xây tường 220 thì sẽ tăng lên gấp đôi số gạch.

2.3 Cách tính gạch thẻ

- Gạch thẻ đặc: có kích thước là: 19.5 x 9 x 5.5cm
- Thẻ 2 lỗ: có kích thước gạch là: 18 x 8 x 4.5cm
- Thẻ 4 lỗ có kích thước gạch là: 18 x 8 x 8cm
- Thẻ 6 lỗ có kích thước gạch là : 19.5 x 13.5 x 9cm
- Độ dày mạch trong trường hợp này là : 1 cm
=> 1m2 tường sẽ sử dụng:
- Gạch thẻ đặc = 1/ (0.205 x 0.065 ) =  1/0.013325=  ~ 75 (viên gạch)
- Gạch thẻ 2 lỗ = 1/ (0.19 x 0.055) = 1/0.01045 = 95.69  ~ 96 (viên gạch)
- Gạch thẻ 4 lỗ = 1/ (0.19 x 0.09) = 58.47 ~ 59 (viên gạch)
- Gạch thẻ 6 lỗ = 1/ (0.205 x 0.1) = 48.78 ~ 49 (viên gạch)

2.4 Cách tính gạch block

Cách tính số lượng sử dụng gạch block cũng giống như cách tính các loại gạch khác. Với kích thước 39 x 19 x 19 cm nên nếu sử dụng gạch block xây tường 110 thì 1m2 tường dùng 14 viên, còn 220 thì 1m2 cần sử dụng tăng lên gấp đôi. 

cach-tinh-gach-xay-nha1

3. Những yếu tố tác động đến cách tính gạch xây nhà

• Yếu tố kích thước của viên gạch:
- Kích thước viên gạch được cho là một trong các yếu tố hàng đầu quyết định đến cách tính số lượng gạch xây nhà. Trên thị trường hiện nay, bạn có thể có rất nhiều lựa chọn với nhiều loại gạch với kiểu dáng đa dạng và kích thước khác nhau.
• Lựa chọn kiểu xây
- Trong xây dựng, kiểu xây gạch khác nhau dẫn tới số lượng dùng gạch cũng khác nhau. Gạch được lựa chọn xây theo hàng dọc hay hàng ngang thì số lượng gạch dùng trong 1m2 sẽ chênh lệch.
• Độ dày mạch vữa
- Yếu tố độ dày mạch vữa khác nhau khi ngang và dọc. Với mạch vữa dọc là 10mm và ngang thường là 12mm.

Hy vọng với những chia sẻ chi tiết của Luxury Castle về cách tính gạch xây nhà, sẽ mang lại những hữu ích to lớn cho những ai đang ý định xây nhà và cần lập bản kế hoạch tính toán dự trù ngân sách.

Liên hệ tư vấn thiết kế và thi công nội thất:
Email: ceo@kientrucdangcap.vn
Hotline: 0843. 822.999


Đánh giá bài viết!

Các bài viết khác

8+ Cách Tận Dụng Gầm Cầu Thang Ấn Tượng, Sáng Tạo 2023
8+ Cách Tận Dụng Gầm Cầu Thang Ấn Tượng, Sáng Tạo 2023
8+ Cách Tận Dụng Gầm Cầu Thang Ấn Tượng, Sáng Tạo 2023

07/06/2023

Gầm cầu thang thường được coi là một không gian trống rỗng và ít được khai thác trong ngôi nhà. Tuy nhiên, bạn có thể tận dụng gầm cầu thang…

Hướng dẫn cách đi dây điện âm tường an toàn và khắc phục sự cố khi gặp
Hướng dẫn cách đi dây điện âm tường an toàn và khắc phục sự cố khi gặp
Hướng dẫn cách đi dây điện âm tường an toàn và khắc phục sự cố khi gặp

03/06/2023

Đi dây điện âm tường là một quy trình phức tạp và cần được thực hiện cẩn thận để đảm bảo an toàn. Trước khi bắt đầu, hãy đảm bảo…

Vật liệu kim loại: Ưu nhược điểm và ứng dụng trong thiết kế Nội thất
Vật liệu kim loại: Ưu nhược điểm và ứng dụng trong thiết kế Nội thất
Vật liệu kim loại: Ưu nhược điểm và ứng dụng trong thiết kế Nội thất

30/05/2023

Trong thiết kế nội thất, có nhiều loại vật liệu kim loại được sử dụng để tạo nên các bộ phận và chi tiết khác nhau. Việc sử dụng vật…

Tầm quan trọng của Phong thủy trong thiết kế nội thất và những Lưu ý nhất định bạn phải biết
Tầm quan trọng của Phong thủy trong thiết kế nội thất và những Lưu ý nhất định bạn phải biết
Tầm quan trọng của Phong thủy trong thiết kế nội thất và những Lưu ý nhất định bạn phải biết

28/05/2023

Phong thủy là một khái niệm trong nền văn hóa Á Đông, đặc biệt phổ biến trong nghệ thuật thiết kế nội thất và kiến trúc. Nó liên quan đến…

10 sai lầm phổ biến khi thiết kế nội thất phòng khách
10 sai lầm phổ biến khi thiết kế nội thất phòng khách
10 sai lầm phổ biến khi thiết kế nội thất phòng khách

22/05/2023

Khi thiết kế phòng khách, có một số lưu ý quan trọng bạn nên xem xét để đảm bảo rằng không gian này không chỉ đẹp mắt mà còn thoải…

Xu hướng thiết kế nội thất HOT nhất năm 2023
Xu hướng thiết kế nội thất HOT nhất năm 2023
Xu hướng thiết kế nội thất HOT nhất năm 2023

19/05/2023

Xu hướng thiết kế nội thất có thể thay đổi theo thời gian và phong cách thịnh hành cũng như văn hóa của mỗi khu vực

NGÔN NGỮ MÀU SẮC TRONG THIẾT KẾ NỘI THẤT
NGÔN NGỮ MÀU SẮC TRONG THIẾT KẾ NỘI THẤT
NGÔN NGỮ MÀU SẮC TRONG THIẾT KẾ NỘI THẤT

15/05/2023

Ngôn ngữ màu sắc là một phần quan trọng trong thiết kế nội thất, vì nó có thể tác động đến cảm xúc và tinh thần của người sử dụng…

Những Xu hướng lựa chọn Gạch ốp nổi bật nhất trong năm 2023
Những Xu hướng lựa chọn Gạch ốp nổi bật nhất trong năm 2023
Những Xu hướng lựa chọn Gạch ốp nổi bật nhất trong năm 2023

13/05/2023

Gạch ốp tường (hay còn gọi là gạch lát tường) là loại gạch được sử dụng để trang trí cho các bề mặt tường trong các công trình xây dựng…

Gửi thông tin tư vấn

Họ tên *
Địa chỉ
Tiêu đề *
Email *
Điện thoại *
Loại công trình *
Mức đầu tư *
Yêu cầu cụ thể *

(Ghi chú: Các thông tin bạn cung cấp càng chi tiết thì chúng tôi càng có cơ sở để đưa ra phương án tối ưu hơn ) Một số gợi ý để bạn viết yêu cầu:

  • Ghi rõ kích thước các cạnh.
  • Đường giao thông mà mảnh đất tiếp giáp (loại đường, bề rộng đường, bề rộng vỉa hè…)
  • Bạn định xây mấy tầng. Số tiền dự kiến đầu tư là bao nhiêu?
  • Cơ cấu các tầng (nếu đã có định hướng): mỗi tầng bạn yêu cầu các phòng nào, không gian nào…(gara oto, để xe máy, khách, sinh hoạt chung, bếp, ăn, ngủ, wc chung hay riêng, tắm, phòng thờ, phòng giặt, sân chơi, sân phơi…)
  • Sơ qua ý thích của bạn về kiểu dáng kiến trúc, các sở thích riêng, các yêu cầu kỹ thuật khác…(nếu có thể)
  • Dư định khi nào khởi công xây nhà.

ĐỐI TÁC KHÁCH HÀNG

Villa Gold Groupdt7dt6dt3dt3vua nhà gỗdt1taicerathep hoa phat
Thiết kế biệt thự- nội thất cổ điển châu âu
ZaloMessenger