Phòng bếp là nơi giữ lửa, nơi tái tạo sức lao động với những món ăn ngon, là trái tim của ngôi nhà đồng thời cũng là nơi sum vầy, quây quần toàn gia đình, nơi đón lộc, thịnh vượng (nếu biết khéo léo bố trí). Đồng thời, phòng bếp là nơi chế biến thức ăn ngày 3 bữa cho cả gia đình, do vậy, bố trí phòng bếp yêu cầu phải được tính toán tỉ mỉ để tiện dụng nhất cho người nội trợ gia đình. Cùng phân tích những yếu tố phong thủy thiết yếu trong thiết kế nội thất phòng bếp nhé!
1. Bàn ăn
– Chọn bàn ăn: Theo truyền thống, người ta thường sử dụng bàn hình tròn biểu thị sự sum họp. Ngoài ra có thể chọn bàn hình vuông, hình chữ nhật hoặc elip nhưng tránh bàn có góc nhọn, nhiều cạnh hoặc hình bình hành. Bàn ăn không nên đặt ngay cửa ra vào, cũng không nên đặt đối diện với bàn thờ tổ tiên hay thờ thần. Nếu diện tích hẹp buộc phải đặt như vây thì nên đặt ra xa 1 chút và lùi ra 2 bên, tránh bàn ăn và bàn thờ trên cùng 1 đường thẳng.
– Theo phong thủy kỵ: đặt bàn ăn ở phòng có xà ngang treo lơ lửng ngay trên đầu dẫn đến chủ nhà bất minh, nhân khẩu hao hụt. Nếu diện tích hẹp buộc kê như vậy thì đặt quả cầu tròn màu sắc treo bên dưới hứng chịu hết cho gia chủ.
2. Đặt bếp
Theo phong thủy không nên đặt bếp nấu ăn dựa vào tường nhà bếp, bếp nhìn thẳng ra cửa chính hay phía sau bếp là cửa sổ vì gió sẽ thổi vào bếp từ những cửa này. Đặc biệt, không đặt bếp nấu cạnh cửa sổ có mặt trời phía tây chiếu vào vì nếu đun bếp ga gió không chỉ thổi tắt bếp mà còn tạt hơi ga, dầu độc hại vào người. Ngoài ra, không nên đặt bếp cạnh phòng ngủ vì bếp nóng bức, hơi dầu mỡ, người hít phải nhiều có hại cho sức khỏe.
Tránh đặt bếp kẹp giữa 2 vật dụng mang theo nước như máy giặt, tủ lạnh, bồn chậu rửa vì thủy kỵ hỏa. Nhà bếp là nơi quan trọng nên đặt ít đồ, tạo độ thoáng. Phòng bếp cũng nên được trang bị thêm quạt thông gió hoặc máy hút khói dầu để làm sạch không khí sau khi nấu ăn. Ngoài ra, phòng bếp nên đủ ánh sáng, do vâỵ phải tính toán lắp đèn tuýp hoặc đèn chùm đủ.
3. Bồn rửa bát
Không nên đặt bồn quá gần bếp nấu (thủy kỵ hỏa) cũng không nên đặt đối diện với bếp gây bất tiện cho người nấu. Do vâỵ, phải đặt bồn rửa ở khoảng cách vừa phải trên kệ cao tương ứng.
4. Hũ gạo
Nên được đặt ở hướng Tây Nam hoặc Đông Bắc của bếp và được kê lên để chống ẩm. Tránh đặt hướng Đông và đặt quá cao.
Ngày nay thùng đựng gạo thường được đặt kín đáo trong các ngăn tủ dưới bếp.
5. Tủ lạnh
Tủ lạnh nên đặt ở hướng lành như Bắc hoặc Đông Nam vì tủ lạnh là loại máy móc vận hành liên tục 24h/ngày. Nếu đặt hướng dữ sẽ gây kích động đến các sao dữ, kích động đó gây rối.
6. Thờ táo quân
Là người Việt hẳn ai cũng biết sự tích ông Công, ông Táo. Bàn thờ táo quân nên được đặt phía trên bếp nấu ăn, nếu không đủ chỗ thì đặt ở góc nhà bếp phía Nam bởi ngũ hành Táo quân thuộc “Hỏa” nên Táo quân cần đặt phía Nam “Hỏa” vượng.
Ngoài ra, 5 lời khuyên phong thủy cho bạn:
– Môi trường lộn xộn, bừa bãi làm cản trở sự lưu thông của các nguồn năng lượng; do vây, phòng bếp nên được thường xuyên dọn dẹp và vứt những thứ không cần thiết hoặc lâu không sử dụng.
– Nếu có thứ cần sửa chữa nên khắc phục ngay hoặc loại bỏ nó.
– Sử dụng cây xanh trong môi trường sinh hoạt, chăm sóc cẩn thận và tưới tiêu đều đặn. Những cây lá tròn được yêu thích hơn cả.
– Các sơ đồ thiết kế nên được giới hạn vì việc thực hiện có thể tốn kém hoặc gây ra những vấn đề về sức khỏe.
– Tránh treo đèn có ánh sáng quá chói trên trần nhà và hạn chế tối đa những vật dụng sắc nhọn.
Liên hệ với đội ngũ KTS chuyên nghiệp của Luxury Castle để được tư vấn miễn phí nhé!
Liên hệ tư vấn thiết kế và thi công nội thất:
Email: ceo@kientrucdangcap.vn
Hotline: 0843. 822.999