Độ dày sàn bê tông nhà ở dân dụng là bao nhiêu thì hơp lý và an toàn nhất?

Chiều dày sàn bê tông nhà dân? Độ dày của sàn bê tông dân dụng trong thực tế? Đây là mốt số câu hỏi của nhiều gia chủ, Bởi nó là tiêu chí có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của các công trình xây dựng. Tham khảo bài viết dưới đây của Luxury Castle để có câu trả lời nhé.

1. Chiều dày sàn bê tông nhà dân dụng là bao nhiêu?

Trong thực tế chiều dày sàn bê tông nhà dân dụng thường từ 8 – 10cm. Mặc dù khi đổ bê tông sàn không có yêu cầu chống thấm cao, hay chống nóng vượt trội như mái. Nhưng khi đổ sàn bê tông cũng cần phải đảm bảo đúng kỹ thuật. Tuân thủ các quy trình bảo dưỡng để tránh không bị rạn nứt.

Độ dày sàn bê tông của công trình dân dụng cần phải đáp ứng được các tiêu chuẩn về khả năng chịu tải, cách âm cách nhiệt, chống ăn mòn, chống thấm và hiệu quả kinh tế.

Độ dày sàn phải đảm bảo độ chịu tải tốt, độ cứng cao khi có sự tác động, di chuyển của con người, thiết bị máy móc, vật dụng, đảm bảo không bị nứt, gãy sập gây nguy hiểm cho con người và những món đồ vật phía dưới.

Sàn bê tông cần phải đảm bảo độ chịu lực tốt. Sàn bê tông còn có khả năng cách âm cách nhiệt giữa các tầng trong cùng một ngôi nhà, giúp các tầng không bị ảnh hưởng với nhau.

Độ dày sàn bê tông cũng ảnh hưởng tới chi phí đầu tư và các hiệu quả kinh tế. Đổ sàn quá dày sẽ khiến tăng trọng tải, ảnh hưởng tới độ chịu lực của công trình đồng thời gây tốn kém về mặt kinh phí. Vì vậy tính toán độ dày mặt sàn sao cho sàn vừa có độ cứng chắc, nhẹ, đảm bảo độ chịu lực.

san-tong-day-bao-nhieu-la-hop-ly-va-toan

2. Tầm quan trọng của việc tính toán độ dày sàn bê tông

Việc tính toán chính xác độ dày sàn bê tông có ý nghĩa lớn. Nó giúp đảm bảo độ bền bỉ, độ chịu lực, độ nhẵn và khả năng chống ẩm ướtcủa công trình. Như đã nêu ở trên, sàn bê tông trong thường được đổ dày từ 8-10cm.

Theo đánh giá của các kỹ sư xây dựng, trong kết cấu của công trình dân dụng. Khối lượng bê tông sàn chiếm khoảng 30% tổng khối lượng bê tông công trình. Vì thế việc tính toán độ dày sàn cần hết sức cẩn trọn. Bê tông yêu cầu phải không quá mỏng hoặc không quá dày. Nếu sàn quá dày, sẽ làm tăng tải trọng công trình. Trường hợp sàn quá mỏng sẽ không đáp ứng được tiêu chí về độ dày và độ chịu lực của sàn nhà.

Độ dày sàn bê tông phải phụ thuộc vào các yếu tố: Độ dày của dầm, tải trọng, loại thép, mác bê tông…

san-tong-day-bao-nhieu-la-hop-ly-va-toan-

3. Công thức để tính độ dày sàn bê tông bao nhiêu là phù hợp

Để biết chính xác được sàn bê tông cần đổ với độ dày bao nhiêu. Chúng ta cần tính toán chính xác và cẩn thận. Hiện nay có 2 công thức tính toán được áp dụng phổ biến hơn cả đó là:

Cách 1: Công thức tính độ dày sàn bê tông toàn khối là:

h = (D/m)Lng

Trong đó:

h: quy định đối với từng loại sàn tương ứng 5cm đối với mái; 6cm đối với sàn nhà
Lng: chính là chiều dài cạnh ngắn tính toán của ô sàn.
D = 0,8 – 1,4 tùy thuộc tải trọng.
m chọn trong khoảng 30 -35 tùy theo bản loại dầm
m chọn trong khoảng 40 – 45 nếu là bản kê bốn cạnh. (Với bạn kê tự do thì chọn m bé, bản liên tục chọn m lớn)

Cách 2: Tính theo AIC

Đối với bản dầm, AIC đưa ra trị số hmin theo điều kiện độ võng phụ thuộc vào độ cứng và loại thép sử dụng.

Khi 0,2 < α < 2,0, h = Ld [0,8 + (fy/200 000)]/ [36 + 5ß (anpha -0,2)] và 5 in

Khi α>2, h = Ld [0,8 + (fy/200 000)]/ [36 + 9ß)] và 3,5 in

Trong đó: α là tỉ số độ cứng của dầm, được tính bằng công thức α = EdJd/EsJ

4. Yêu cầu về kỹ thuật khi thi công đổ bê tông sàn

Khi thi công đổ bê tông sàn, các yêu cầu kỹ thuật cần đạt như sau

  • Đảm bảo độ chịu lực tốt cho mặt sàn, mặt sàn khô, có thể thấm hút nước.
  • Khối sàn đảm bảo bằng phẳng, đạt tính thẩm mỹ.
  • Mặt sàn cũng phải đảm bảo đủ độ mịn để tạo ma sát bám dính với mặt nền.

Lưu ý: Quá trình thi công nếu như vữa bê tông đã trộn được khoảng thời gian là 1h30 phút thì nên thực hiện việc trộn lại. Khi trộn không thêm nước vì vữa bê tông bị ngót nước chất lượng vẫn có thể đảm bảo.

5. Quy trình đổ sàn bê tông đúng tiêu chuẩn kỹ thuật

Sàn bê tông không có yêu cầu chống thấm và chống nóng như mái. Tuy nhiên khi đổ sàn chúng ta cũng cần tuân thủ theo đúng quy trình để tránh việc nứt, thấm dột hay rò rỉ.

Mặt sàn khi đổ bê tông thường chia thành từng dải nhỏ với kích thước từ 1 tới 2m. Quá trình thực hiện nên đổ xong từng dải 1 mới tới dải kế tiếp.

Thực hiện đổ bê tông vào dầm cho tới khi cách mặt trên cốp pha từ 5 đến 10cm thì tiếp tục đổ bê tông sàn.

Chuẩn bị trước khi đổ bê tông

Trước khi đổ bê tông, bên cạnh việc xem phong thủy. Bạn cũng cần theo dõi dự báo thời tiết để có các phương pháp chuẩn bị cho quá trình thi công.

Nếu thi công vào mùa nắng, thời tiết thuận lợi thì không sao. Nhưng nếu đổ bê tông sàn vào mùa mưa, mưa lớn hoặc kéo dài. Bạn nên có phương án chuẩn bị như chuẩn bị vải bạt… để xử lý khi đang thực hiện.

Lưu ý: Quá trình thi công với móng bè hay bề mặt sàn có diện tích lớn thì bạn nên chia nhỏ diện tích thành nhiều phần, lựa chọn trùng với mạch ngừng thi công. Nhờ vậy nếu không may gặp trời mưa thì việc xử lý ngừng thi công nhanh chóng và đơn giản hơn rất nhiều.

Các bước tiến hành đổ sàn

Chi tiết các bước tiến hành đổ sàn bê tông như sau

Bước 1: Lấy cốt của sàn

Cốt sàn sẽ được thực hiện theo phương pháp đo mực nước chuẩn hiện hành. Sàn thi công cần có cốt thấp nhất là cốt 0. Cách đo độ phẳng, chắc chắn và độ cân bằng của nền sàn theo mức chuẩn của từng địa phương. Mặt nền cũng cần đảm bảo độ chịu lực và chịu tải.

thi-cong-mong-khach-san-dep

Bước 2: Chống thấm cho sàn

Quy trình chống thấm phải được diễn ra cẩn thận và chắc chắn. Bởi vì đây là công đoạn rất quan trong, nó ảnh hưởng đến chất lượng công trình về lâu dài. Mục đích của công đoạn này là giúp chống thẩm thấu các hóa chất từ bên tông ra bên ngoài và ngược lại.

Bạn có thể thực hiện việc chống thấm này bằng các trải các tấm vải địa kỹ thuât, vải dệt bao bì tự nhựa PP, kết hợp với phủ màng Bitum chống thấm. Hoặc có thể trải vài từ nhựa PE cùng tấm Bitum cuộn dán nóng

Bước 3: Đổ bê tông sàn

Thực hiện công tác đổ bê tông theo mác và độ dày theo thiết kế đề ra. Bê tông trộn sẵn (bê tông tươi) hay trộn theo mẻ (bê tông trộn tay) ta sẽ thu được các loại sàn có độ ổn định khác nhau.

Bê tông tươi được trộn theo tỉ lệ thành phần chuẩn và trộn nguyên khối. Điều này tạo độ ổn định vữa cao hơn bê tông trộn tay theo mẻ nhỏ.

Vữa bê tông tươi có độ ổn định cao, lượng nước vừa đủ, giảm hiện tượng tạo bọt trên bề mặt bê tông.
Sau khi gạt lấy độ phẳng, chờ cho đến khi bề mặt có thể đi lại được (độ cứng xuyên kim khoảng 1mm). Tiến hành xoa nền tạo phẳng và đánh bóng nền bằng máy chuyên dụng.

Trong quá trình xoa lấy phẳng và đánh bóng bê tông cần tránh không nên rắc hỗn hợp cát xi măng mác cao hoặc xi măng không do có thể gây tăng mác bê tông mặt hoặc gây cháy mặt cục bộ làm giảm độ thẩm mỹ của bề mặt bê tông

Đối với bê tông trộn thủ công, do tỉ lượng nước – xi măng – cát không ổn định. Điều này rất dễ gây hiện tượng nứt giữa các khối, thừa nước, nổi bọt, lệch cốt nền. Khi đó cần tiến hành bước đổ lớp vữa gạt mặt sàn.

Bước 4: Gạt vữa bề mặt

Trong trường hợp buộc phải đổ bê tông bằng tay, do tỉ lệ liều lượng các hợp phần bê tông khác nhau. Nó sẽ khó có thể đảm bảo độ đồng đều. Sau khi đầm dùi và đầm bàn, ta chờ cho khối bê tông tăng cứng một phần rồi tiến hành gạt vữa mặt (xi măng/ cát= 1/3 đến 1/4). Xoa bằng bàn xoa thủ công hoặc máy chuyên dụng.

Tuy nhiên trước khi tiến hành xoa tạo phẳng cần kiểm tra độ cứng của vữa gạt mặt. Tránh không để thừa nhiều nước hoặc tiến hành xoa khi bề mặt sàn còn ướt. Nó sẽ gây nổi xi măng gây hiện tượng mác bề mặt quá cao hoặc cháy xi măng cục bộ. Cả 2 trường hợp đều gây hiện tượng kém hấp thu sơn trên bề mặt bê tông.

Lớp vữa gạt mặt nên thi công trong vòng 24 h sau khi đổ bê tông để đảm bảo kết cấu giữa các lớp.

Bước 5: Bảo dưỡng sàn

Sau khi đổ xong, tiến hành bảo dưỡng trong thời gian 28 ngày với cấp phối không có phụ gia bê tông hoặc ngắn hơn nếu đơn phối liệu cấp phối sử dụng phụ gia giảm nước.

Trường hợp sàn cũ đổ thêm lớp vữa mặt, thời gian chờ thủy hóa là khoảng 1 tuần đến 10 ngày.
Trong thời gian bảo dưỡng, có thể tiến hành mài tạo phẳng (ướt hoặc khô) bằng đá mài hoặc giấy nhám.
Tránh sử dụng các loại máy có trọng lượng lớn hoặc các va đập mạnh trên bề mặt.
Đối với trường hợp bề mặt không đủ độ nhẵn. Bạn có thể sử dụng hỗn hợp vữa gốc xi măng, bột trám vá để tạo phẳng.

6. Lưu ý khi thực hiện đổ sàn bê tông

Trong quá trình thi công bê tông cần chú ý độ an toàn, điều kiện thời tiết. Phải thi công bê tông tươi nhanh chóng, tránh ngắt quãng trong khi thi công bê tông sàn tầng.

Vị trí khối bê tông cần đổ cần phải thấp hơn vị trí của phương tiện vận chuyển bê tông. Quá trình đổ cần đổ ở vị trí xa nhất và lùi dần về vị trí gần hơn. Các thao tác như đầm, gạt mặt, xoa cần phải tiến hành thật nhanh và liên tục. Việc thực hiện đúng công đoạn sẽ giúp được gia chủ

Hy vọng với những thông tin mà các kỹ sư của Luxury Castle cung cấp trong bài viết sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi chiều dày sàn bê tông nhà dân là bao nhiêu?. Từ đó bạn có thể lên phương án thi công tốt nhất cho công trình của mình.

Nếu bạn còn đang phân vân về bất cứ vấn đề gì liên quan đến thiết kế và thi công xây dựng nhà ở dân dụng, hãy liên hệ ngay với Luxury Castle để được tư vấn miễn phí nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *