Kinh nghiệm thi công móng nhà và những điều cần phải tránh

Móng nhà là nhân tố quan trọng đầu tiên cần được lưu ý trong quy trình xây dựng nhà ở vì nó là nền tảng nâng đỡ, là yếu tố quyết định cho sự bền vững của cả công trình. Hay nói cách khác, một ngồi nhà muốn bền vững và an toàn thì móng nhà cần phải kiên cố, vững chắc. Chính vì vậy trong thiết kế và thi công xây dựng, các kiến trúc sư và kỹ sữ luôn đặc biệt chú trọng đến yếu tố này.

Chúng tôi, Luxury Castle tự hào là đơn vị chuyên thiết kế và thi công sẽ chia sẻ đến bạn đọc những kinh nghiệm quý báu trong việc xây móng nhà và những điều cần tránh thông qua bài viết dưới đây, hãy cùng tham khảo nhé!

mong-nha1. Móng nhà là gì?

Móng nhà hay còn được gọi là nền móng, là kết cấu kỹ thuật xây dựng nằm dưới cùng của một ngôi nhà. Móng nhà có chức năng truyền tải trọng trực tiếp của ngôi nhà xuống nền đất và tiếp tục phân phối tải trọng đó lên diện tích nền. Đảm bảo được độ lún của ngôi nhà không được vượt quá trị số kỹ thuật cho phép nhằm giúp tăng cường sự chắc chắn cho căn nhà và chịu được sức ép trọng lực của các tầng trên xuống.

mong-nha-dep

2. Các loại móng nhà cơ bản

Móng nhà thường bao gồm các loại cơ bản sau: Móng đơn, móng cọc, móng băng, móng bè. Mỗi loại móng đều có những ưu, nhược điểm nhất định. Tuỳ vào tải trọng và chiều cao, tính chất các tầng bên trên mà kỹ sư sẽ quyết định sử dụng loại móng nào là phù hợp và an toàn.

2.1 Móng đơn

Móng đơn hay còn được gọi là móng cốc, là loại móng đỡ bằng trụ cột, đứng một mình hoặc một cụm cột đứng gần sát nhau nhằm để tối ưu hoá khả năng chịu lực. Móng đơn thường được dùng trong các công trình xây nhà cấp 4, nhà có quy mô nhỏ và điều kiện địa chất cứng. Móng đơn có 3 dạng: Móng cứng, móng mềm, và móng kết hợp. Chi phí xây loại móng này khá thấp.

mong-don

2.2 Móng cọc

Móng cọc gồm 2 bộ phận là đài móng và cọc. Là loại móng bền chắc nhất, đòi hỏi tính kỹ thuật cao, các đầu cọc hình thành nên các nhóm cọc liên kết với đài và giằng móng tạo khối móng vững chắc. Ở Việt Nam thường địa chất yếu chiếm phần lớn nên cần hết sức chú ý gia cố cẩn thận trước khi bắt đầu thi công làm móng. Vì vậy móng cọc thường được sử dụng trong trường hợp điều kiện địa chất khá yếu hoặc tải trọng công trình khá lớn.

mong-coc

2.3 Móng băng

Móng băng thông thường là một dải móng liên kết với nhau, được thiết kế chịu lực và có tác dụng nối các điểm cọ của móng. Đây là loại móng thường được sử dụng trong các công trình dân dụng bởi mức giá thành vừa phải và độ lún đồng đều của nó. Có 2 loại móng băng:+Móng băng một phương: Là loại được thiết kế theo phương dọc hoặc phương ngang. Thông thường, móng băng 1 phương sẽ phải to hơn móng băng 2 phương vì móng một phương chịu tải toàn bộ tải trọng của cả 1 căn nhà.+Móng băng hai phương: Là loại móng được thiết kế theo cả 2 phương ngang và dọc, chịu tải cho công trình. Loại này thường được sử dụng thông dụng hơn. Móng băng được dùng phổ biến cho nhà phố với các công trình nhà từ 2-3 tầng trở lên.

mong-bang

2.4 Móng bè

Móng bè  hay còn gọi là móng toàn diện, là loại móng chiếm toàn bộ diện tích nền nhà. Móng bè thường được dùng chủ yếu ở nơi có địa chất yếu, sức kháng nén yếu kể cả vùng có nước hay không có nước. Đây được cho là loại móng an toàn và hiệu quả nhất trong việc phân bổ trọng lực toàn diện tích công trình nhắm giúp tránh khả năng sụt lún. 

mong-be

3. Những điều cần phải tránh khi làm móng nhà

* Khảo sát địa chất không kỹ:

Việc khảo sát địa chất có thể được coi là khâu quan trọng nhất trong xây nhà. Qúa trình khảo sát có tác động rất lớn đến việc xây dựng móng nhà. Nhằm giúp tính toán sự thay đổi của nước ngầm, nước mặt, hiện tượng địa chất, cũng như cấu trúc địa tầng của khu vực thi công trong quá trình xây dựng. Thông qua quá trình khảo sát giúp các Kiến trúc sư có số liệu tính toán và đưa ra quyết định sử dụng loại móng nào phù hợp. Nhằm đảm bảo tính an toàn tuyệt đối cho ngôi nhà sau nhiều năm sử dụng.

* Những loại đất cần phải hạn chế xây nhà

Đất sét: Đây là loại đất hút nước kém do kết cấu đất rất chặt. Do đó khi sử dụng loại đất này để xây dựng thì nhà hay bị ẩm thấp, sàn nhà thường bị đọng nước…

Đất xốp: Là loại đất có khả năng chịu lực kém dẫn tới tình trạng như nhà hay bị lún, nghiêng đổ.

* Thiết kế móng không phù hợp với công trình

Mỗi loại móng phù hợp với công trình khác nhau. Kiến trúc sư nên trao đổi và thống nhất với gia chủ loại móng phù hợp dựa trên việc phân tích khảo sát địa chất trước khi tiến hành xây móng.

* Thi công không đảm bảo chất lượng

Việc thi công móng nhà không đảm bảo chất lượng sẽ dẫn đến hậu quả như: Nứt sàn, thấm sàn, tuổi thọ công trình thấp. Vì vậy để đảm bảo công trình giữ được độ an toàn sau nhiều năm sử dụng, cần một đội ngũ thi công chất lượng, có chuyên môn kỹ thuật tốt.

* Lơ là giám sát thi công công trình

Giám sát là công việc nhất định phải có trong quá trình xây dựng. Nhằm tránh và ngăn ngừa được những rủi ro, sơ suất có thể xảy ra dẫn đến những sự cố đáng tiếc và để tạo ra những công trình chất lượng nhất. 

Trên đây là những chia sẻ thông tin xoay quanh chủ đề làm móng nhà và những điều phải tránh để đảm bảo an toàn và sự bền vững cho những công trình. Luxury Castle hy vọng đã giúp bạn đọc có thêm những kiến thức hữu ích từ nội dung bài viết này!

Liên hệ tư vấn thiết kế và thi công:

Email: ceo@kientrucdangcap.vn

Hotline: 0843. 822.999

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *