Bạn đã biết mái nhà chính là công đoạn cuối cùng là giai đoạn sắp hoàn thiện của một công trình, thi công xong phần mái là gia chủ có thể yên tâm đến 90% và phần mái nhà nó đóng một vai trò quan trọng như tạo được dấu ấn, và nó không chỉ mang lại vẻ đẹp cho ngôi nhà mà còn là lớp bảo vệ, chống dột, chống nóng bảo vệ các tác động của thời tiết đến ngôi nhà.
Chắc hẳn khi mỗi gia đình chuẩn bị xây nhà đều phải mất thời gian tìm hiểu và so sánh về kiểu cách xây dựng sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế gia đình mình phải không nào!
Và việc lựa chọn nhà mái bằng hay mái thái cũng làm cho gia chủ phải đau đầu nào hãy cùng Luxury Castle chúng tôi cùng tìm hiểu xem xây nhà mái thái có cần đổ bê tông không và cần chú ý đến những điểm gì và sự khác biệt giữa nhà mái bằng ra sao. Hy vọng qua bài viết này quý vị sẽ lựa chọn được phương án thích hợp cho ngôi nhà của mình
1. Nhà mái thái là gì?
Thiết kế nhà mái thái là kiểu nhà sử dụng mái ngói Thái Lan với đặc điểm độ dốc mái lớn, có thể quay về nhiều hướng khác nhau để dễ dàng tạo nên những góc đẹp.
Nước ta có điều kiện thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều. Chính vì vậy một trong những yếu tố tác động trực tiếp đến độ bền của mái nhà. Việc lựa chọn loại mái nào phù hợp nhất được thiết kế với những kiến trúc ất thích hợp ứng dụng trong các mẫu biệt thự vườn, có diện tích rộng và khoảng đua mái lớn để tạo được tính phiêu, bay cho phần mái thái. Sự sang trọng, quý phái của những nhà mái thái nằm ở cách kết hợp hài hòa giữa phần mái nhà với phần tường. Kiểu kiến trúc mái thái này còn được áp dụng rộng rãi trong các mô hình biệt thự nghỉ dưỡng và nhà phố hiện nay.
2. Ưu điểm của nhà mái thái
Mái thái có hệ thống vì kèo đơn giản trọng lượng nhẹ, không gây áp lực cho toàn bộ công trình cũng như phần móng. Việc thi công mái sẽ tiết kiệm được giá tiền đáng kể cho gia chủ từ nguyên vật liệu xây dựng phần mái đến chi phí xây dựng cũng sẽ giảm
Nhà mái thái rất mát vào mùa hè, có hiệu quả trong việc chống nóng biệt thự nhà vườn 1 tầng
Kiểu kiến trúc đẹp hơn so với các loại nhà khác
Khả năng chống thấm tốt, phù hợp với khí hậu niệt đới
3. Nhược điểm của nhà mái thái
Chi phí xây dựng nhà mái thái thường cao hơn các loại nhà khác
Ưu điểm khác của nhà mái thái phải kể đến đó chính là sự thoáng mát. Nó có khả năng tản nhiệt chống nóng, hơn thế, do có độ dốc vừa phải nên khi có nước mưa rơi xuống nhanh chóng thoát nước tự nhiên, không bị ứ đọng trên mái như là mái bằng. Nhà mái thái sẽ chống thấm tốt hơn nhà mái bằng và phù hợp với khí hậu nhiệt đới như ở nước ta.
4. Phương án thi công mái thái
Có 3 phương án và biện pháp thi công như sau:
- Phương án 1: Đổ sàn phẳng bê tông cốt thép ở cos áp mái và đổ diềm mái sau đó mới xây tường thu hồi gác vì kèo tạo độ dốc và hình thức mái rồi lợp ngói.
- Phương án 2: Đổ sàn bê tông cốt thép chéo theo hình thức mái sau đó dán ngói hoặc gác lito lợp ngói lên trên.
- Phương án 3: Không đổ sàn bê tông cốt thép mà chỉ gác vì kèo và lợp ngói lên trên.
Và điều làm nhiều gia đình quan tâm nhất đó là làm nhà mái thái có phải đổ bê tông không thiết kế nhà biệt
Thiết kế nhà mái thái thường sẽ được nhiều gia chủ quan tâm và chú ý hơn về chi phí làm mái và cách lợp ngói ra sao
Bởi nhà mái thái có độ dốc lớn
Độ dốc mái 30 độ, điều đó có ý nghĩa là cứ 1m đo theo chiều ngang, kèo phải nâng lên 0.57m
Độ dốc 30 độ chỉ cho phép chiều xuôi mái ngói tối đa là 10m.
Độ dốc 45 độ có chiều xuôi mái ngói từ 10m đến 15m.
Độ dốc trên 45 đến 60 độ có chiều xuôi mái ngói không giới hạn.
Đo chiều dài “L” từ hàng đòn tay đầu tiên đến hàng đòn tay ở nóc, lấy chiều dài “L” chia cho 280 đến 300 sẽ tính được số đòn tay. ( R<= 320).
Độ cao của đỉnh đòn tay, cuối cùng phải cao hơn đỉnh đòn tay trước nó là 25.
Khoảng cách giữa 2 li tô ( tâm nối tâm) đồng nhất, nằm trong khoảng từ 340 đến 360mm. Khoảng cách này phải đồng nhất trong toàn bộ khung kèo mái ngói, đảm bảo các li tô phải được thiết kế và lắp đặt song song với nhau. Chia li tô từ trên đỉnh mái chia xuống.
Lưu ý: Chiều dài “L” phụ thuộc vào độ dốc và chiều dài mái. Hai đòn tay trên nóc giữ khoảng cách 4- 6cm. Đặt hàng đòn tay đầu tiên bằng cách lấy khoảng cách từ tim của đòn tay thức hai L từ 28-32cm ( tùy thuộc chiều dài và độ dốc mà ta bố trí).
Lợp đầy đủ một hàng dưới làm chuẩn, sau đó tiếp tục lợp lên. Lợp ngói theo cách thức phân thức phân khúc từ dưới lên. Cứ 10 viên gói đặt 1 dây dọi từ nóc đến phía dưới đẩ đảm bảo chúng thẳng hàng. Lợp từ phải qua trái, viên ngói đầu tiên phải đặt ở góc bên phải cách mép ngồi của kèo là 3cm. Đóng đinh cho mỗi viên ngói ở hàng đầu vào đòn tay bằng đinh 5cm cho đòn tay gỗ hoặc ốc vít 5cm cho đòn tay bằng kim loại.
5. Mái thái có đổ bê tông không?
Tùy vào điều kiện kinh tế của từng gia đình có thể lựa chọn được nhiều phương án thi công nhà mái thái theo nhiều cách khác nhau. Vì vậy chúng tôi sẽ đưa ra các phương án như sau
Thứ nhất đối với nhà mái thái có đổ bê tông hay không thì chúng tôi cũng khuyên quý vị nên lựa chọn sao cho phù hợp với điều kiện của gia đình bởi xây nhà mái thái chi phí sẽ tốn kém hơn nhà mái bằng và việc đổ bê tông mái phẳng cũng lại càng tốn thêm chi phí nữa.
Khi làm nhà mái thái đổ bê tông cần đảm bảo được sự chắc chắn của nền móng cũng như xây dựng đảm bảo về mặt kỹ thuật để tránh phần mái đổ bê tông sẽ gây sức ép và tải trọng lớn xuống thân nhà và móng nhà. Việc làm nhà mái thái có đổ bê tông không thì việc làm này cũng phải đảm bảo được rằng phải đảm bảo được yêu cầu về cách nhiệt, chống dột, chịu được mưa nắng cho ngôi nhà.
Ưu điểm: Đầu tiên là chống ồn, tiếp theo là Giữ cho khoảng áp mái sạch sẽ, không bị bụi bẩn trong không trung, và điều tốt là tăng cường độ bền vững cho mái khi gặp gió bão.
Nhược điểm: Chắc hẳn các bạn cũng biết rằng Việt Nam có khí hậu nhiệt đới, mưa nhiều, nhiệt độ chênh lệch giữa ban ngày và ban đêm, lúc nắng và lúc mưa rất lớn do vậy gây co ngót mạnh cho mái bê tông. Bên cạnh đó sự co ngót của bê tông là nguyên nhân gây ra vỡ ngói dán bên trên làm thấm, dột mái bê tông. Việc xử lý chống thấm dột của mái bê tông dán ngói là cực kỳ khó khăn và không triệt để do phải đục bỏ toàn bộ phần ngói và xử lý bằng các loại hóa chất chống thấm.
Đối với các loại ngói sóng hiện nay, không nên lợp các viên ngói quá khít theo mạch sẵn có bởi khi lợp mái, nhiệt độ mái tăng cao, sẽ gây ra hiện tượng giãn nở. Khi giãn nở vì nhiệt, các viên ngói sẽ được giãn sang 2 bên trái và phải. Đồng thời, vị trí giữa các viên ngói sẽ bị xô lệch ( bị kênh) lên so với vị trí lợp ban đầu sẽ dễ gây ra hiện tượng vỡ ngói. Vì vậy, lưu ý đầu tiên đó là phải lợp ngói với khoảng cách vừa đủ.
Khoảng cách vừa đủ đối với các loại ngói sóng lớn, hoặc sóng nhỏ hiện nay dao động trong khoảng từ 0.7 đến 1.2mm. Thao tác cần thiết của người thợ khi tiến hành lợp ngói đó là cần phải “ Lắc nhẹ” khi đặt từng viên ngói lên mè. Khi lắc nhẹ trước khi đặt, các viên ngói sẽ được đặt vào với khoảng cách đủ khít nhưng không quá chật, vẫn có khoảng cách vừa đủ để ngói giãn nở nhiệt. Bạn sẽ thắc mắc về việc lắc như thế nào được coi là đủ đối với ngói lợp, điều này sẽ còn phụ thuộc khá nhiều vào kinh nghiệm và độ khéo của người thợ lợp ngói.
Phương án 2 không đổ bê tông mà gác vì kèo lợp ngói
Ưu điểm:
Chi phí xây dựng sẽ giảm so với đổ BTCT rồi lợp ngói.
Thời gian thi công nhanh.
Nhược điểm:
Chống nóng không tốt.
Có thể bị dột nếu lợp ngói không tốt.
Phải đóng trần giả (trần thạch cao…) để tạo phẳng cho trần tạo thẩm mỹ.
Khi có gió bão lớn có thể gây tốc ngói.
Trên đây là cách để phân biệt và nắm rõ các quy trình hay công đoạn thi công của một ngôi nhà có sử dụng mái thái.
Nếu có nhu cầu tư vấn thiết kế và thi công nhà mái thái xin liên hệ:
Email: ceo@kientrucdangcap.vn
Hotline: 0843. 822.999